1. Khái quát về bệnh nghề nghiệp
1.1 Bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe và an toàn trong môi trường làm việc. Khi làm việc trong các ngành nghề khác nhau, chúng ta tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm như hóa chất độc hại, tiếng ồn, ánh sáng mạnh, tác động cơ học và nhiều yếu tố khác có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Bệnh nghề nghiệp được định nghĩa là những bệnh và tình trạng sức khỏe có nguyên nhân chính là công việc và môi trường làm việc mà người lao động tiếp xúc hàng ngày. Điều này có thể bao gồm các bệnh phổi do hít phải bụi, chấn thương liên quan đến công việc, bệnh về thị giác do làm việc với màn hình máy tính trong thời gian dài, bệnh da liên quan đến việc tiếp xúc với chất tẩy rửa hay chất gây dị ứng, và nhiều bệnh khác nữa.
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của bệnh nghề nghiệp là thời gian trì hoãn giữa khi tiếp xúc với yếu tố gây bệnh và khi xuất hiện triệu chứng. Điều này có nghĩa là những tác động có thể không hiện rõ ngay lập tức mà xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc liên tục. Do đó, việc nhận ra và chẩn đoán bệnh nghề nghiệp có thể trở nên khó khăn.
Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ khám phá những tác hại không lường của bệnh nghề nghiệp và tầm quan trọng của việc ngăn chặn và quản lý bệnh nghề nghiệp trong môi trường làm việc.
1.2 Tác hại của bệnh nghề nghiệp
Mục đích chính của bài viết này là đề cập đến những tác hại không lường của bệnh nghề nghiệp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức về chúng. Trong nhiều trường hợp, những tác động này có thể được coi là tiềm ẩn, không dễ nhìn thấy hoặc không được chú ý đúng mức. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá thiếu sót về những hậu quả thực sự của bệnh nghề nghiệp.
Mất khả năng làm việc và sức khỏe suy yếu không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. Với sự gia tăng của căng thẳng tâm lý và tác động tâm lý tiêu cực, bệnh nghề nghiệp cũng có thể gây ra những vấn đề về tâm lý và trầm cảm. Hơn nữa, tác hại kinh tế cũng là một yếu tố không thể bỏ qua, vì việc điều trị, nghỉ làm việc và mất cơ hội nghề nghiệp đều có thể gây ra những khó khăn về mặt tài chính và sự phát triển cá nhân.
Chính vì vậy, bên cạnh ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân người lao động. Thì pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định rất rõ ràng về công tác tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ trong doanh nghiệp, và chế độ dành cho bệnh nghề nghiệp. Những điều này, nhằm bảo vệ và chăm lo cho sức khỏe của người lao động một cách hiệu quả nhất có thể.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ
Theo Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, thì hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm có:
---
"Điều 8. Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có)."
Đối chiếu quy định của pháp luật như trên, thì khi doanh nghiệp tổ chức khám pháp hiện bệnh nghề nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên và bao gồm bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
3. Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được thực hiện thế nào?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:
---
"Điều 9. Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động;
c) Thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động các giấy tờ quy định tại điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này.
Như vậy, quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được thực hiện như trên.
4. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:
---
"Điều 9. Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
b) Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
c) Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
đ) Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;
e) Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp."
Theo đó, nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định như trên.
5. Chế độ bệnh nghề nghiệp là gì và quyền lợi của người lao động
Nội dung này, xin mời bạn tham khảo chi tiết tại đây: Thư Viện Pháp Luật