Trong bài viết của ngày hôm nay, chúng ta sẽ thử xem qua 25 tiêu chí dùng để đánh giá văn hóa an toàn ngay tại tổ chức của chúng ta. Có thể, một trong số những tiêu chí này không phù hợp với tổ chức của bạn, nhưng không sao cả, bạn chỉ việc bỏ qua nó, vì vẫn còn rất nhiều tiêu chí khác.
Có thể, bạn chỉ cần xem lướt qua, và tương ứng với từng tiêu chí, bạn cho một đáp án là Có, hoặc Không. Vậy là, sau khi xem hết bài viết này, bạn đã có một vài điểm để cải tiến cho công tác an toàn tại tổ chức của mình rồi. Thật dễ dàng đúng không nào!
Tuy nhiên, nội dung diễn giải của 25 tiêu chí dưới đây thật sự rất ngắn. Chính vì vậy, trong quá trình bạn tham khảo, nếu có bất kỳ điều gì không hiểu rõ, hoặc điều gì sai (tất nhiên là sai đúng nghĩa đen) mà bạn phát hiện ra thì hãy mạnh dạn nhắn tin cho tôi biết. Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, và làm rõ thêm nhé. Tôi rất cảm ơn bạn về điều này, vì bạn đang giúp cho bài viết của tôi được cải tiến liên tục.
1. Lãnh đạo có cam kết rõ ràng ở tất cả các cấp của tổ chức.
Cam kết của lãnh đạo (hoặc thiếu cam kết) đối với an toàn sẽ luôn được thể hiện. Điều mà các lãnh đạo trong tổ chức đánh giá cao thường là những gì được hoàn thành. Trong các tổ chức có nền văn hóa an toàn tuyệt vời, lãnh đạo chứng minh cam kết của họ đối với an toàn thông qua hành động của bản thân và cách họ trao quyền cho những người khác trong toàn tổ chức để đạt được nhiều thành công hơn với những ý tưởng của tập thể.
2. Người lao động trong toàn tổ chức có kiến thức làm việc cũng như kiến thức về sức khỏe và an toàn.
Khi bạn coi trọng một thứ gì đó, bạn sẽ thấy xứng đáng với thời gian và sức lực để đạt được thành công đó. Trong môi trường văn hóa an toàn tuyệt vời, tất cả nhân viên trong toàn tổ chức được đầu tư vào kiến thức làm việc cùng với các chủ đề sức khỏe và an toàn. Nói cách khác - người lao động có quyền quyết định về an toàn. Họ biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Họ biết cách làm, cũng như sử dụng trang thiết bị kèm theo một cách hiệu quả, an toàn.
3. Có định nghĩa rõ ràng về văn hóa an toàn mà tổ chức mong muốn đạt được.
Làm thế nào để bạn tạo ra môi trường văn hóa an toàn mà tổ chức của bạn mong muốn đạt được? Bạn đặt mục tiêu. Bạn viết nó ra. Bạn đo lường nơi bạn đang làm việc. Bạn phát triển một kế hoạch để làm cho nó xảy ra. Đó là một chiến lược đơn giản, vâng, nhưng không đơn giản.
Bạn cần đảm bảo rằng bạn đã xây dựng một kế hoạch bao gồm định nghĩa rõ ràng về văn hóa an toàn theo đúng mong muốn của bạn. Điều này sẽ giúp bất kỳ ai xem qua cũng hiểu rõ những gì bạn đang hướng đến.
4. Không có bất kỳ ngoại lệ nào – An toàn luôn được đặt lên hàng đầu!
Ai là người chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa sản xuất và an toàn tại tổ chức của bạn?
Liệu sự an toàn luôn giành chiến thắng hay chỉ khi mọi thứ phù hợp, chỉ khi đó là lựa chọn dễ dàng và thuận tiện, chỉ khi nó không cản trở sản xuất?
An toàn cần phải giành được chiến thắng mọi lúc, nếu không bạn đã phát triển một nền văn an toàn giả tạo. Thật dễ hiểu đúng không?
5. Có bằng chứng rõ ràng về việc đầu tư tài chính cho an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Các khẩu hiệu về an toàn rất hay, nhưng việc tạo ra một nền văn hóa an toàn hiệu quả cần có đủ các nguồn lực.
Cải tiến cần phải được thực hiện. Các vấn đề cần được giải quyết. Thực tế, kinh phí cho một dự án an toàn là một trận chiến liên tục và luôn đồng hành cùng sản xuất.
Vậy, nếu không có bằng chứng về đầu tư tài chính cho an toàn thực sự rõ ràng, văn hóa an toàn mà bạn xây dựng rõ ràng có vấn đề.
6. Nhận diện rủi ro và triển khai hiệu quả biện pháp kiểm soát trước khi vấn đề xảy ra.
Các tổ chức chủ động xác định các vấn đề trước khi chúng gây ra sự cố có thiệt hại, kèm theo đó là việc khắc phục đầy tốn kém.
Bạn liệu có đang phản ứng thụ động với mọi rủi ro trong tổ chức của bạn hay không? Hay bạn đang chủ động tìm ra các yếu tố rủi ro và đưa ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả?
Các nhà lãnh đạo an toàn đi đầu trong việc xác định và giải quyết các vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng và không thể sửa chữa.
7. Có hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên về các chủ đề sức khỏe và an toàn.
Quy trình thông tin liên lạc giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì văn hóa an toàn trong tổ chức. Nó đảm bảo rằng thông tin liên quan đến an toàn lao động được truyền tải đúng cách và đến đúng người, từ việc chia sẻ thông tin về các quy tắc an toàn và quy trình làm việc, đến việc báo cáo sự cố và học hỏi từ các trường hợp tai nạn lao động.
8. Áp dụng nội quy, quy chế kỷ luật công bằng và chính đáng cho tất cả nhân viên.
Chúng ta đang sống trong một thế giới gieo và gặt, hay nhân và quả. Bất kỳ hành động tốt hay xấu, đều mang lại những kết quả tương ứng.
Chính vì vậy, thiết lập một hệ thống kỷ luật công bằng và chính đáng cho các hành vi an toàn là một bước cần thiết. Điều này sẽ tạo ra sự công tâm, minh bạch và giúp tất cả mọi người tuân theo yêu cầu của bạn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động một cách tuyệt đối.
9. Mọi người trong tổ chức đều tham gia một cách tích cực vào công tác an toàn vệ sinh lao động.
An toàn là công việc của mọi người, và mọi người cần làm tốt công việc của mình. Từ người quản lý cơ sở, đến người quản lý an toàn, người giám sát, đến công nhân ở xưởng sản xuất, cần có nỗ lực của tất cả mọi người để đảm bảo công tác an toàn lao động được hoàn thành tốt.
Mọi người cần đóng một vai trò quan trọng, và có ý nghĩa trong quá trình xây dựng và duy trì văn hóa an toàn toàn của tổ chức.
10. Cấp quản lý cần dành đủ thời gian đi thực tế khu vực sản xuất, nơi có mọi người.
Các nhà lãnh đạo an toàn tuyệt vời luôn dành thời gian ở cùng với mọi người. Đó là nơi công việc thực sự được hoàn thành - khu vực sản xuất. Đó là nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều vấn đề. Đó là nơi bạn có thể nói chuyện với người làm việc trực tiếp và nhận phản hồi của họ. Đó là nơi bạn sẽ được nhìn nhận (và được tôn trọng) với tư cách là người lãnh đạo an toàn.
Bạn có nhiệm vụ hành chính, có nhiệm vụ giấy tờ, vâng. Nhưng những người làm an toàn tuyệt vời nhất luôn bước ra khỏi bàn giấy sau khi hoàn thành công việc, và làm bẩn tay họ khi đến bên cạnh người công nhân sản xuất.
11. Tỷ lệ tham gia của người lao động trong công tác an toàn luôn ở mức cao, nhân viên có động lực làm việc một cách tích cực.
Văn hóa an toàn một khi đã thành công sẽ có xu hướng tạo ra nhiều thành công hơn. Văn hóa an toàn là phương tiện thúc đẩy hiện tượng này. Khi tỷ lệ tham gia của người lao động đạt một mức cao, bạn có thể tạo tiếng vang và động lực tích cực cho những nỗ lực trong tương lai của mình. Từ đó, công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ đạt được những thành tích cao hơn nữa.
12. Nhân viên tích cực tham gia vào các sáng kiến về sức khỏe và an toàn, tạo ra kết quả rõ ràng cho công ty của bạn.
Nhân viên của bạn có tham gia vào các sáng kiến về sức khỏe và an toàn không? Hay họ đang bác bỏ, khiến bạn tự hỏi liệu những nội dung liên quan an toàn này có thực tế không?
Việc người lao động tham gia đóng góp các sáng kiến cải tiến, hoặc tuân thủ những sáng kiến mới về an toàn lao động được áp dụng sẽ giúp bạn cải tiến hệ thống. Từ đây, bạn sẽ có được những kết quả đầy đủ về mặt số liệu làm cơ sở cho việc cải tiến, và đánh giá hiệu quả của các hoạt động về sau.
13. Nhân viên của bạn cho biết mức độ hài lòng trong công việc cao nhờ cam kết của công ty đối với an toàn và sức khỏe của họ
Giữ chân người lao động, và gắn kết nhân viên là một điểm trọng tâm của các tổ chức trên toàn thế giới từ xưa cho đến nay.
Chính vì vậy, hãy thu hút lực lượng lao động trung thành thông qua sự xuất sắc bằng văn hóa an toàn. Một khi làm điều này đúng cách và bạn sẽ thấy mình có những nhân viên rất hài lòng trong công việc. Bên cạnh đó, văn hóa an toàn mà công ty bạn xây dựng nên ngày một được phát triển và thêm vững chắc.
14. An toàn là mục đầu tiên trong chương trình nghị sự của mọi cuộc họp.
An toàn có nằm ở đầu bảng chương trình làm việc của bạn không? Tôi cũng mong là như vậy. Nếu không, tôi cá là tôi có thể đoán được văn hóa an toàn tại tổ chức của bạn như thế nào.
Đặt sự an toàn lên hàng đầu hoặc gửi một thông điệp to và rõ ràng tới mọi người trong cuộc họp rằng bạn không thực sự quan tâm.
15. Nhân viên cảm thấy thoải mái khi báo cáo các vấn đề an toàn cho người giám sát của họ.
Nhân viên của bạn có cảm thấy thoải mái khi báo cáo vấn đề an toàn cho người giám sát không?
Hay họ cảm thấy như thể họ sẽ bị phớt lờ hoặc (thậm chí tệ hơn) bị trừng phạt vì đã nêu bật lên các vấn đề này?
Đây là một dấu hiệu rất lớn về văn hóa an toàn mà bạn đang xây dựng. Nhân viên nên cảm thấy được khuyến khích và khen ngợi khi họ báo cáo các vấn đề về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp.
16. Các cuộc đánh giá định kỳ về chương trình an toàn của công ty được thực hiện bởi một đánh giá viên bên ngoài.
Các nhà lãnh đạo an toàn tuyệt vời luôn đủ tự tin để được đánh giá bởi một đánh giá viên độc lập bên ngoài. Việc này hoàn toàn khác xa với việc đánh giá nội bộ, khi mà các lỗi thường được nhận diện dựa trên thói quen và công tác khắc phục có thể không được triệt để.
Đưa người ngoài vào thực hiện đánh giá và đương đầu với những lỗi được phát hiện lại là một chuyện khác.
17. Phần thưởng và tuyên dương trong công tác an toàn được trao thường xuyên sẽ thúc đẩy văn hóa an toàn.
Các hành vi an toàn tích cực nên được trao giải thưởng và những giải thưởng này sẽ thúc đẩy hiệu suất liên tục về sức khỏe và an toàn. Bạn biết những gì nhân viên coi trọng nhưng gần như không đủ? Công nhận hoàn thành tốt công việc. Công nhận và khen thưởng những hành vi tích cực.
18. An toàn là một điều kiện để làm việc.
Bạn có thực sự chấp nhận, và nghĩ rằng mình đủ khả năng để chịu trách nhiệm khi một nhân viên làm việc mà không quan tâm đến vấn đề an toàn hay không?
An toàn nên là một điều kiện bắt buộc của nơi làm việc. Nếu tổ chức của bạn coi trọng sự an toàn là trên hết, thì bạn coi sự an toàn là một giá trị cơ bản. Bất kỳ nhân viên nào không cái thấy phù hợp với giá trị này nên được yêu cầu nghỉ việc và đi làm ở nơi khác. Bất kỳ sự cố nào về an toàn, một khi đã xảy ra, thì hầu như đều ảnh hưởng đến không chỉ 1 người, mà rất nhiều người, cùng với đó là cần rất nhiều thời gian để khắc phục.
19. Các cấp quản lý và giám sát cần phản ứng tích cực với các vấn đề an toàn được nêu ra.
Các cấp quản lý và giám sát an toàn giỏi hiểu rằng khi nhân viên nêu lên một vấn đề về an toàn, đó là một cơ hội để cải tiến.
Tư duy cơ hội này cho phép họ phản hồi tích cực với nhân viên đã nêu lên vấn đề. Và từ đó, có thể phối hợp cùng với nhân viên này để cùng đưa ra các giải pháp cải tiến phù hợp nhất.
20. An toàn được coi là một khoản đầu tư, không phải là chi phí.
Các công ty hoạt động tốt về an toàn cũng hoạt động tốt trong kinh doanh.
Biết được giá trị thực sự của sự an toàn, các tổ chức có văn hóa an toàn tuyệt vời coi an toàn là một khoản đầu tư, chứ không phải là một khoản chi tiêu tốn kém và đáng sợ.
Hãy tưởng tượng, bạn sẽ thích bước lên một chuyến xe của người tài xế đã lái 500.000 km đường mà chưa từng bị tai nạn, hay thích lên chuyến xe của một tài xế hoàn thành 100.000 km đường với 2 lần tai nạn. Thật dễ để quyết định đúng không?
21. Có một tiêu chuẩn cao đối với việc báo cáo chính xác và chi tiết về thương tích và bệnh tật tại nơi làm việc – không có gì là bí mật!
Đây là một vấn đề lớn. Không có gì nên được giấu đối với công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Trong một môi trường văn hóa an toàn tuyệt vời, tính minh bạch và trung thực là cách duy nhất để có thể duy trì và phát triển văn hóa an toàn dài lâu.
Đây là cách để chúng ta sống với thực tế, và chấp nhận đương đầu với những thách thức tồn tại ở nơi làm việc của chúng ta.
22. Có một định nghĩa cụ thể về thành công của chương trình sức khỏe và an toàn của bạn.
Làm thế nào bạn sẽ biết khi nào bạn đã đạt được mục tiêu của mình? Bạn sẽ biết vì bạn đã đặt ra những mục tiêu có thể đo lường được và bạn biết chính xác thành công trông như thế nào.
Việc đặt mục tiêu có thể đo lường được hoàn toàn không hề dễ dàng, tuy nhiên vẫn không phải là bất khả thi. Khi mục tiêu được chia nhỏ ra thành từng tiêu chí một, thì chắc chắn bạn sẽ có thể đạt được bằng những nổ lực cụ thể và phù hợp với từng tiêu chí.
23. Tổ chức có ý chí mạnh mẽ để thực hiện những thay đổi lớn khi cần thiết.
Nhanh và dễ dàng luôn là điều mà bất kỳ ai cũng thích, bao gồm cả những tổ chức.
Nhưng tổ chức của bạn sẽ được thử thách khi cần thực hiện một bước chuyển lớn. Trong quá trình xây dựng văn hóa an toàn, cấp lãnh đạo cần có một cam kết đủ mạnh mẽ, và ý chí quyết tâm cao độ để chịu đựng những thay đổi lớn, đầu tư tốn kém và những quyết định khó khăn.
24. Các vấn đề về an toàn được xử lý kịp thời và hiệu quả.
Tổ chức của bạn có quy trình giải quyết các vấn đề an toàn một cách kịp thời và hiệu quả. Các mối nguy hiểm được xác định và các biện pháp kiểm soát được đưa ra trong một khoảng thời gian hợp lý.
Biết các nguy cơ gây ra chấn thương tồn tại nhưng không làm bất cứ điều gì để phòng ngừa chúng là một dấu hiệu chắc chắn rằng tổ chức đã trở nên tự mãn và văn hóa đang xuống cấp nhanh chóng.
25. Tất cả nhân viên trong tổ chức đều được trao quyền và nguồn lực cần thiết để tìm và khắc phục các sự cố khi họ phát hiện ra chúng.
Quy trình an toàn của tổ chức bạn nên có vai trò và trách nhiệm được xác định rõ ràng.
Điều này sẽ giúp mọi người trong tổ chức của bạn hoàn thành xuất sắc vai trò của họ trong công tác an toàn. Họ sẽ cần các nguồn lực và quyền hạn phù hợp để đưa ra quyết định, hành động cần thiết để có thể khắc phục những điều điện không an toàn mà họ phát thiện.